[tintuc] “Trong đau thương dó biến thành trầm” câu thơ nói về sự hình thành của Trầm Hương- một sản vật quý giá của đất trời khiến chúng ta suy nghĩ về lẽ sinh tồn, về sự vươn lên, mang khát vọng, tạo ra giá trị cho không chỉ riêng mình.

   Đã từ rất lâu, Trầm Hương đã gắn liền với văn hóa của người Việt Nam. Việc sử dụng Trầm Hương đã trờ thành thói quen của nhiều người, hộ gia đinh. Được biết đến với độ quý hiếm cũng như nhiều tác công dụng vô cùng hữu ích do Trầm mang lại, không chỉ vì thế mà mọi người dùng Trầm, nhiều người dùng Trầm vì theo văn hóa lâu đời được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình họ.

Tìm Trầm Hương thiên nhiên khó như thế nào?

   Sống ở những cánh rừng già vùng nhiệt đới, theo truyền thuyết của các thợ rừng ngày xưa “Lên non đẽo dó tìm Trầm, con chim kêu cũng sợ, con cá vẫy vùng cũng thất kinh”. Cho nên người đi tìm Trầm phải “ngậm Ngải”. “Ngậm ngải tìm Trầm” là câu nói của người xưa để nói tới sự khắc nghiệt, gian lao của người đi tìm Trầm trong những cánh rừng nguyên sinh. Trầm Hương nghĩa là hương trời bay theo gió đáp vào chỗ bị thương trên cây dó bầu, qua năm tháng, được hun đúc bởi nắng gió và các điều kiện thổ nhưỡng đặc biệt, Trầm trở thành một phẩm vật quý. Trên thế giới chỉ có một số quốc gia có Trầm đó là: Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia và Srilanka... nhưng trong đó có một mùi Trầm vượt lên trên tất cả, mùi thơm tao nhã chính là Trầm Hương từ Việt Nam.

Nhưng khoan hãy bàn đến cái nhất đó, cũng khoan bàn đến những gian lao, vất vả mà người đi tìm Trầm phải trải qua, bởi trong nghề Trầm người ta lại nói: “Trầm đi tìm người chứ không phải người đi tìm Trầm”. Điều này có nghĩa là, Trầm chỉ dành cho người thực sự hiểu giá trị của nó.

Trầm hương vô cùng quý hiếm trong thiên nhiên

Trầm Hương- Nét đẹp văn hóa con người Việt Nam chúng ta.

   Trong các câu ca dao xưa thường nói đến “áo gấm xông hương” chính là những chiếc áo xông hương Trầm của những người làm quan hoặc tao nhân mặc khách. Nghệ thuật thưởng Trầm đã gắn bó với cha ông ta từ thủơ xa xưa đó và bây giờ chúng tôi muốn lan tỏa nghệ thuật thưởng Trầm mà cha ông đã để lại.

Nhiều gia đình đốt Trầm trước khi ăn, dâng lên người lớn nhất trong bàn rồi cùng cầu nguyện, tri ân thánh thần đã ban cho họ một bữa ăn. Người ta cũng thưởng Trầm trước khi ngủ, để có giấc ngủ ngon hay thưởng Trầm trong những thời khắc thiêng liêng của cuộc đời. Tất cả cùng hoà chung trong bầu không khí ấy, làn khói thơm của Trầm sẽ làm hành trang đưa mọi người đến với may mắn, thành công và hạnh phúc.

Do vậy, thưởng Trầm nhất định phải có không gian, có cả tâm thế, chứ không phải là chuyện đốt lên và ngửi. Bởi mùi Trầm làm cho con người thư thái đầu óc, thả lỏng cơ thể, lĩnh hội tâm thức chung sống hòa hợp giữa con người với con người, giữa con người với thế giới tự nhiên, tạo lòng tin tươi sáng vào cuộc đời. Mùi thơm ấy là dinh dưỡng ở dạng khí vào châu lưu khắp cơ thể, nuôi dưỡng cho cơ thể sống, tạo sức lực cho cơ thể hoạt động.

Trầm Hương một nét đẹp văn hóa của người Việt.

Ứng dụng của Trầm Hương trong cuộc sống con người Việt.

   Cũng bởi mang đến rất nhiều những ý nghĩa và những điều tốt đẹp về đời sống tâm linh thế nên hiện nay Trầm Hương được sản xuất thành nhiều sản phẩm phục vụ đời sống con người. Từ những chiếc vòng đeo tay Trầm Hương, chuỗi hạt Trầm Hương, nhang Trầm, Trầm cảnh, Trầm hút thuốc… đều nhận được sự quan tâm, yêu thích của mọi người. Sử dụng những sản phẩm được làm từ Trầm Hương sẽ là sự kết tinh từ những tinh túy từ đó mang đến nhiều may mắn, hạnh phúc đồng thời giúp ổn định về sức khỏe cho con người. Khi sử dụng Trầm, nghe hương Trầm thoang thoảng bất giác mỗi người như cảm thấy cuộc sống này vô cùng tươi đẹp và ý nghĩa, mỗi người trở về đúng với bản chất lương thiện như chính ban đầu vốn có của mình.

Vòng tay Trầm Hương từ thiên nhiên.

Nguồn: moctram.com

[/tintuc]


Mộc Trầm
097 595 1111
Hỗ trợ đặt hàng